Thời sự, Tin tứcNghề nấu dầu tràm ở xứ Huế Đã đăng trên 09/02/2020 bởi Star.vn Để tạo ra được một lít dầu, người thợ cần đến 400 kg lá tràm, nấu trong vòng 8 tiếng bằng phương pháp chưng cất thủ công.Nghề nấu dầu tràm ở cố đô Huế xuất phát từ hàng trăm năm trước, trong đó nổi tiếng nhất là vùng Lộc Thuỷ (huyện Phú Lộc). Người dân địa phương cho biết các giáo sĩ nước ngoài khi đến Đàng Trong truyền giáo đã bày cho người dân bản địa trồng loại cây để nấu dầu tràm. Ông Nguyễn Văn Mạnh – Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc, nói trong sách vua quan triều Nguyễn cũng từng nhắc đến dầu tràm với nhiều công dụng cho sức khoẻ.Vợ chồng anh Phạm Hữu Suý (41 tuổi, trú xã Lộc Thuỷ) và vợ Trương Thị Phấn (38 tuổi) đến các vườn trồng trong vùng để mua và tự tay cắt nguyên liệu về trực tiếp nấu dầu tràm. Những cánh đồng trồng tràm gió (hay còn gọi là tràm lá dài, tràm đồi, có tên khoa học là Melaleuca cajuputi Powell) đang được người dân trồng ở nhiều nơi, từ rừng cho đến những khu đất trống gần nhà. Giống cây tràm được nhiều vườn ươm bán lại cho người dân bản địa. Cây tràm gió (bên phải) có đặc điểm lá nhỏ và dài, khác với loại keo lá tràm (bên trái) được trồng ở nhiều nơi để lấy gỗ. Cây tràm lấy dầu thông thường chỉ cao khoảng 2 mét (có thể do lá được cắt hàng năm nên không cao hơn).Việc trồng cây tràm đang mang lại thu nhập cho nhiều hộ dân. Ông Trần Văn Chơn, 62 tuổi, xã Lộc Thuỷ cho biết một kg lá tràm bán cho các lò nấu có giá 5.000 đồng. “Trồng tràm nấu dầu chậm có nguồn thu hơn so với trồng keo lá tràm làm giấy, nhưng cây có thể thu hoạch đến 20 năm liền, nên về lâu dài có thu nhập ổn định và cao hơn”, ông nói và cho biết nhờ trồng cây tràm mà mùi thơm quanh năm, trong nhà không có muỗi. Mỗi năm được hai lần thu hoạch lá.Lá tràm sau khi cắt từ vườn về sẽ được tập kết trực tiếp tại khu vực lò nấu. Nhà anh Trương Hữu Suý đang là địa điểm kết hợp với các tu sĩ Dòng Thánh Tâm để nấu dầu tràm và phân phối đến người tiêu dùng.Lá trám sau khi bỏ vào nồi lớn (sức chứa khoảng 2 tạ lá), sẽ được trét lại bằng cám ướt để đảm bảo kín hơi. Cách thức nấu bằng chưng cất. Phần lá nấu xong được bỏ ngay cạnh lò nấu. Đây cũng là cách để nhận biết cơ sở nấu dầu tràm chính hiệu.Sau khoảng 4 tiếng, dầu sẽ bắt đầu chảy. Mất khoảng 8 tiếng, một lò nấu 200 kg lá mới chảy hết dầu và được 0,5 lít. Dầu nhẹ hơn nước sẽ nổi lên trên. Chai nhựa đựng dầu được đục thủng lỗ. Người thợ chỉ cần nhấc chai lên để tách dầu ra khỏi nước.Công đoạn cuối cùng là cho dầu vào chai nhỏ, chia theo thể tích và dán nhãn. Anh Suý cho biết, một lít dầu tràm nguyên chất mất từ 1,8 đến 2 triệu tiền nguyên liệu, chưa kể công nấu. Dầu sẽ được chiết sang các chai 30 ml, 50 ml, 100 ml,… cho người tiêu dùng lựa chọn. Ông Nguyễn Văn Mạnh cho biết, tác dụng của dầu tràm đã được chứng minh qua thời gian. Trong đó, hiệ quả nhất là ngăn gió độc, vết côn trùng cắn, phụ nữ sau sinh cơ thể còn yếu, đến đau lưng, đau bụng.Dọc quốc lộ 1A qua địa phận xã Lộc Thuỷ là hàng trăm quán bán dầu tràm. Hương thơm của dầu phảng phất. Chủ tịch huyện Phú Lộc cho biết, chưa có đánh giá khoa học nhưng có thể chất lượng dầu ở Lộc Thuỷ được đánh giá tốt hơn nơi khác do thổ nhưỡng nơi đây là đất cát cằn cỗi, cây tràm phát triển chậm nên tinh dầu cũng đậm và thơm hơn.Trước một số khuyến cáo dầu tràm có thể phòng ngừa được cảm, cúm, nhiều người đã tìm đến các cơ sở, cửa hàng bán dầu tràm để mua sử dụng. Chị Tuyến Khoa (bìa phải, chủ cơ sở dầu tràm Linh Đan) cho biết trong ngày 8/2 đã bán được 300 chai dầu (30 lít). Giá mỗi chai 100 ml là 230.000 đồng. “Hai ba hôm nay, hàng dầu tràm Huế khan hiếm. Nhiều khách hàng từ Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM mua hàng trăm chai để phòng tránh dịch bệnh”, ông Mạnh nói và cho biết không thể dùng nguyên liệu khác để thay thế cho cây tràm lấy dầu được. Thời gian qua, chính quyền đã hỗ trợ 5 triệu đồng/ha để những hộ nấu dầu tràm tạo dựng trồng nguồn nguyên liệu, đáp ứng được những lúc thị trường tăng đột biến. Nguyễn Đông – Võ Thạnh – Vnexpress Star.vn Tân binh lên đường nhập ngũ từ 10/29.300 tỷ đồng làm 47 km cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu