Thời sự, Tin tứcGa Sài Gòn khử trùng toa tàu phòng virus corona Đã đăng trên 08/02/2020 bởi Star.vn Ngoài đo thân nhiệt khách, nhà ga còn khử trùng từng toa, ghế ngồi, chăn nệm… trên tàu để phòng dịch nCoV.Những ngày này, ga Sài Gòn (quận 3) triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch nCoV. Ngoài đo thân nhiệt hành khách, mỗi đoàn tàu đều được xử lý, phun thuốc trước khi khởi hành. “Thời điểm này vẫn còn nhiều hành khách từ miền Bắc, miền Trung trở lại thành phố làm việc. Trung bình mỗi ngày có hơn 10 đoàn tàu chở hàng nghìn khách tới ga nên phải triển khai phòng chống dịch”, ông Đỗ Quang Văn, Giám đốc chi nhánh vận tải đường sắt Sài Gòn nói.Mỗi đoàn tàu vào ga, sau khi trả hết khách và quét dọn sạch, hai nhân viên sẽ phun thuốc khử trùng các toa, cửa sổ, ghế ngồi, nhà vệ sinh, bên ngoài tàu… “Những toa giường nằm cần phải phun thuốc khử trùng kỹ vào rèm cửa, chăn, nệm… vì đó là những chỗ dễ lây nhiễm virus”, nhân viên Trần Xuân Hiển (28 tuổi), phụ trách khử trùng nói.Từng nắm tay cửa lên xuống giữa các toa được nhân viên phun xịt kỹ càng. Mỗi đoàn tàu mất khoảng một tiếng khử trùng, sử dụng khoảng 30 lít dung dịch thuốc. Trung bình một ngày ga Sài Gòn xịt khử trùng cho 7 đoàn tàu trước khi xuất bến.Tại cửa ra tàu, mọi hành khách và nhân viên đều phải trải qua quy trình kiểm dịch gồm sát khuẩn bằng nước rửa tay, khai báo thông tin y tế và đo thân nhiệt.Hành khách có nhiệt độ cơ thể trên 37,5 độ C cùng các biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi… sẽ được đội ngũ y tế giữ lại kiểm tra.“Tôi rất thoải mái khi phải kiểm tra nhiệt độ cơ thể vì việc này rất cần thiết, để phòng chống dịch bệnh”, anh Sven (du khách Đức) cho biết.Chốt kiểm dịch được trang bị hệ thống máy đo thân nhiệt dưới sự kiểm soát của các nhân viên Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế TP HCM. Đối với người bình thường, máy đo thân nhiệt sẽ báo màu xanh, còn khi có dấu hiệu bị sốt sẽ báo màu đỏ. Mỗi máy đo thân nhiệt sẽ có ít nhất hai nhân viên y tế túc trực theo dõi.Phòng y tế được lập ngay cạnh chốt đo thân nhiệt. Trường hợp nghi một ca bệnh do virus corona, nhân viên y tế sẽ cách ly và chuyển thẳng hành khách tới bệnh viện. Sau đó, trung tâm và nhà ga sẽ lập danh sách các hành khách đi tàu có tiếp xúc với người nghi nhiễm virus để giám sát, tránh lây lan cho cộng đồng. Bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV khởi phát tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, tháng 12/2019, nhanh chóng lan rộng khắp Trung Quốc và hơn 20 nước, vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam tính đến ngày 7/2, ghi nhận 13 ca dương tính, trong đó Vĩnh Phúc đang là địa phương có nhiều bệnh nhân dương tính nCoV nhất (8 ca), sau đó là TP HCM (3 ca). Quỳnh Trần – Vnexpress Star.vn Alba: ‘Barca không nên tự tạo thêm rắc rối’Chương Tử Di bất bình sau cái chết của Lý Văn Lượng