Tã bỉm giấy được nhiều phụ huynh lựa chọn vì sự tiện lợi, nhưng nhiều người chưa chọn đúng sản phẩm phù hợp cho con.
Mặc tã quá lỏng hoặc quá chật
Cả hai điều này đều gây nguy hiểm. Nhiều người quan niệm mặc tã rộng, bé dễ cử động nhưng thực ra điều này không chỉ khiến bé vướng víu mà còn tăng nguy cơ tràn chất thải ra ngoài. Mặc tã quá chật, bé có nguy cơ bị đau do thun bó sát. Tã chật quá cũng làm gia tăng nguy cơ hăm da.
Cách tốt nhất, cha mẹ nên chọn loại tã có lưng thun mềm mại không gây hằn đỏ lên da bé. Quan trọng hơn, nên chọn tã vừa vặn với cân nặng cơ thể bé. Các loại tã thường có nhiều kích cỡ khác nhau, mỗi kích cỡ phù hợp với một cân nặng và độ tuổi nhất định của bé.
Nếu bé còn nhỏ, dưới 10 kg, có thể dùng tã dán. Từ 4 kg đến hơn 17 kg, bé có thể dùng tã quần. Mỗi loại tã sẽ có những quy tắc mặc khác nhau. Với tã dán, trước khi mặc cho bé, cần mở sẵn tã, dựng vách chống tràn lên. Để bé nằm ngửa, đặt tã dưới mông bé, phần mặt trước của tã cách dạ dày bé khoảng 3 cm. Để miếng tã được giữ chặt, mẹ nhớ vuốt phẳng dải băng dán ở phần thắt lưng phía trước. Chú ý kiểm tra độ vừa vặn của tã, không nên dán quá lỏng hoặc quá chặt khiến bé khó thở, làm sao để khoảng cách giữa tã và cơ thể bé có thể nhét được một ngón tay. Mẹ cũng đừng quên kiểm tra vách chống tràn đã ngay ngắn chưa.
Tã quần mặc dễ dàng hơn, giống như mặc một chiếc quần tam giác thông thường, có thể thực hiện cả khi bé đang nằm hoặc đứng. Sau khi mặc cần căn chỉnh, đảm bảo tã không lệch, và chỉnh vách chống tràn hai bên ngay ngắn.
Không thay tã cho bé đúng lúc
Một số phụ huynh để tã ướt sũng mới thay cho con. Có người thậm chí không nhớ đã cho bé mặc chiếc tã đó bao lâu, nên chờ khi nặng mới thay. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nếu miếng tã chứa nước tiểu, chỉ nên cho bé mặc tối đa 3 giờ đồng hồ. Còn khi bé đã đại tiện, cần thay tã ngay. Vì để bé tiếp xúc lâu với chất bẩn rất dễ gây viêm nhiễm ở vùng da đóng tã. Khi thời tiết nóng bức, nếu mặc tã 24/24h sẽ khiến bé nóng hơn, khó chịu, quấy khóc.
Để khắc phục vấn đề này, cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra tã của bé, và có thể đặt chuông đồng hồ, hẹn sau 3 giờ thay tã cho bé. Khi kiểm tra, nếu thấy tã bẩn, nên thay ngay để bảo vệ da bé. Nên mua loại tã có vạch báo tã đầy, để việc thay tã cho con được kịp thời, đúng lúc.
Để bé mặc tã khi da còn ẩm hoặc chỉ được lau chùi qua loa
Nhiều mẹ chỉ dùng khăn ướt lau sơ qua cho bé khi tã. Một số người lại mặc tã cho bé ngay khi vừa lau rửa, da bé vẫn còn ướt. Điều này nếu để lâu có thể khiến da bé bị hăm và viêm. Tốt nhất, trong mỗi lần thay tã, mẹ dùng nước ấm để rửa qua cho bé giúp da bé được thở. Sau đó, lấy khăn bông mềm thấm nhẹ và để da bé khô tự nhiên rồi mới mặc tã cho bé.
Không cho da bé thở
Các bác sĩ nhi khuyên, nếu không thể cho bé thả rông thường xuyên, tốt nhất một ngày nên cho bé vài tiếng không phải đóng tã để da bé được thở. Có thể, sau mỗi lần thay tã cho bé, mẹ cho bé tự do ít phút. Ngoài ra, để da bé được thở, mẹ nên chọn loại tã có bề mặt thấm hút tốt, hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt tã với da bé, giúp da bé luôn khô thoáng.
Kim Kim – Vnexpress
Sản phẩm tã em bé Ayaka nhập khẩu 100%, ứng dụng công nghệ Nhật Bản luôn chú trọng mang đến sự bảo bọc mềm mại cho làn da non nớt của bé yêu, giữ cho da bé luôn khô thoáng và ngăn ngừa bị hăm. Ayaka kỳ vọng là trợ thủ đắc lực giúp bé thoải mái lớn khôn mỗi ngày.
• Tã quần thiết kế lớp siêu thấm hút ADL giúp dàn đều và hấp thu chất lỏng nhanh hơn, kết hợp lưng thun mềm mại, chống hằn đỏ da bé. Lưng thun cải tiến phía sau rộng hơn, ôm vừa hơn, chống tràn phía sau, và vạch cảnh báo tã đầy giúp mẹ thay tã đúng lúc để da bé luôn khô thoáng.
• Tã dán: Với công nghệ bề mặt kim cương vượt trội giúp dàn đều và hấp thụ chất lỏng cực nhanh giảm bề mặt tiếp xúc da bé và vách chống tràn thoáng khí giữ da bé luôn khô thoáng và ngăn ngừa bị hăm.
Để được chuyên gia tư vấn về các vấn đề sức khỏe làn da bé và cách dùng tã đúng cách, liên hệ 028 38 255 777 hoặc truy cập tại đây để tìm hiểu thêm về tã em bé Ayaka.