Tuyến đường sắt vắng vẻ sau khi chi 3.400 tỷ đồng nâng cấp

Dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt Yên Viên - Lào Cai dài 285 km được thông tuyến vào giữa năm 2015 sau 10 năm thực hiện với tổng mức đầu tư 3.479 tỷ đồng.

Dự án cải tạo đường sắt Yên Viên-Lào Cai không đạt mục tiêu kỳ vọng và bị thanh tra chỉ ra hàng loạt sai phạm.

Dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt Yên Viên - Lào Cai dài 285 km được thông tuyến vào giữa năm 2015 sau 10 năm thực hiện với tổng mức đầu tư 3.479 tỷ đồng.
Dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt Yên Viên – Lào Cai dài 285 km được thông tuyến vào giữa năm 2015 sau 10 năm thực hiện với tổng mức đầu tư 3.479 tỷ đồng.
Dự án có điểm đầu ở ga Yên Viên (Gia Lâm, Hà Nội) và điểm cuối ở ga Lào Cai (phố Mới  TP Lào Cai).  Sau hơn 3 năm dự án được hoàn thiện, Kiểm toán nhà nước và Thanh tra Bộ giao thông Vận tải vào cuộc, chỉ ra hàng loạt sai phạm, như: Lập sai dự toán cả trăm tỷ; khó đạt được kỳ vọng rút ngắn thời gian tàu chạy 70 phút từ Yên Viên đến Lào Cai... Nhiều cá nhân thực hiện dự án này bị đề nghị kiểm điểm.
Dự án có điểm đầu ở ga Yên Viên (Gia Lâm, Hà Nội) và điểm cuối ở ga Lào Cai (phố Mới TP Lào Cai).
Sau hơn 3 năm dự án được hoàn thiện, Kiểm toán nhà nước và Thanh tra Bộ giao thông Vận tải vào cuộc, chỉ ra hàng loạt sai phạm, như: Lập sai dự toán cả trăm tỷ; khó đạt được kỳ vọng rút ngắn thời gian tàu chạy 70 phút từ Yên Viên đến Lào Cai… Nhiều cá nhân thực hiện dự án này bị đề nghị kiểm điểm.
Số vật liệu thừa của dự án được tập kết thành đống và phủ kín bạt ở phía sau nhà ga Lào Cai.  Thanh tra Bộ Giao thông chỉ rõ từ khâu thiết kế, đấu thầu đến xây dựng của dự án đã mắc nhiều sai sót, trong đó có việc tính toán sai làm dư thừa khối lượng lớn vật tư, gây lãng phí, cụ thể: Thừa 5.800 tấn ray, 4.800 bộ lập lách...
Số vật liệu thừa của dự án được tập kết thành đống và phủ kín bạt ở phía sau nhà ga Lào Cai.
Thanh tra Bộ Giao thông chỉ rõ từ khâu thiết kế, đấu thầu đến xây dựng của dự án đã mắc nhiều sai sót, trong đó có việc tính toán sai làm dư thừa khối lượng lớn vật tư, gây lãng phí, cụ thể: Thừa 5.800 tấn ray, 4.800 bộ lập lách…
Giá trị ray, ghi còn lại chưa sử dụng có nguyên giá gần 60 tỷ đồng và phải tổ chức trông coi, bảo quản với chi phí đến thời điểm thanh tra (8/2017) là hơn 7 tỷ đồng.
Giá trị ray, ghi còn lại chưa sử dụng có nguyên giá gần 60 tỷ đồng và phải tổ chức trông coi, bảo quản với chi phí đến thời điểm thanh tra (8/2017) là hơn 7 tỷ đồng.
Dù chi hơn 3.400 tỷ đồng cho dự án, tuy nhiên theo Thanh tra Bộ Giao thông, "dự án đã nâng cao 17 cm so với hiện trạng ban đầu là không hợp lý, gây khó khăn và mất an toàn cho các phương tiện đi qua đường ngang, ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu". Việc này dẫn tới phải sửa chữa mặt đường ngang để phù hợp với cao độ đỉnh ray đã được duyệt, làm tăng giá trị gói thầu thêm gần 1,1 tỷ đồng.
Dù chi hơn 3.400 tỷ đồng cho dự án, tuy nhiên theo Thanh tra Bộ Giao thông, “dự án đã nâng cao 17 cm so với hiện trạng ban đầu là không hợp lý, gây khó khăn và mất an toàn cho các phương tiện đi qua đường ngang, ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu”. Việc này dẫn tới phải sửa chữa mặt đường ngang để phù hợp với cao độ đỉnh ray đã được duyệt, làm tăng giá trị gói thầu thêm gần 1,1 tỷ đồng.
Anh Đỗ Văn Được và anh Lê Quân Mạnh của Công ty cổ phần đường sắt Vĩnh Phú phụ trách công tác bảo dưỡng ở khu vực cạnh ga Việt Trì (Phú Thọ) cho biết, mỗi 10 km đường ray có khoảng 10 người phụ trách "kiểm tra từng con ốc vít trên thanh ray" hàng ngày.  Hiện ngành đường sắt mỗi năm phải chi hàng chục tỷ đồng để tiếp tục sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống đường ray.
Anh Đỗ Văn Được và anh Lê Quân Mạnh của Công ty cổ phần đường sắt Vĩnh Phú phụ trách công tác bảo dưỡng ở khu vực cạnh ga Việt Trì (Phú Thọ) cho biết, mỗi 10 km đường ray có khoảng 10 người phụ trách “kiểm tra từng con ốc vít trên thanh ray” hàng ngày.
Hiện ngành đường sắt mỗi năm phải chi hàng chục tỷ đồng để tiếp tục sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống đường ray.
Công nhân tháo các con ốc vít trên tuyến đường sắt để tra dầu. Theo định kỳ, các đoạn khớp nối thanh ray cũng được kiểm tra độ hở để dồn ép vào cho khít, đảm bảo tàu chạy an toàn.
Công nhân tháo các con ốc vít trên tuyến đường sắt để tra dầu. Theo định kỳ, các đoạn khớp nối thanh ray cũng được kiểm tra độ hở để dồn ép vào cho khít, đảm bảo tàu chạy an toàn.
Nhiều nhà ga trên tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai thường xuyên vắng khách, đơn cử như ga Việt Trì, Phú Thọ. Lúc 16h ngày 21/11, hai nhân viên bán vé của nhà ga này cho hay, khoảng hơn một giờ nữa sẽ có tàu khách qua đây, tuy nhiên chỉ có một nữ hành khách mua vé.
Nhiều nhà ga trên tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai thường xuyên vắng khách, đơn cử như ga Việt Trì, Phú Thọ. Lúc 16h ngày 21/11, hai nhân viên bán vé của nhà ga này cho hay, khoảng hơn một giờ nữa sẽ có tàu khách qua đây, tuy nhiên chỉ có một nữ hành khách mua vé.
Ở phòng đợi tàu của ga Việt Trì (Phú Thọ) chỉ có một nữ hành khách mua vé, tranh thủ nằm ngủ trên chiếc ghế sắt.   Bà Nguyễn Thị Bình, nhà ở trước cửa ga Việt Trì cho biết, khoảng 5-10 năm trước khi chưa có cao tốc Nội Bài - Lào Cai thì lượng hành khách đến ga này đi tàu về Hà Nội và lên Lào Cai khá đông, tuy nhiên đến nay "nhiều chuyến chỉ lác đác vài người, thậm chí có chuyến không thấy khách nào".
Ở phòng đợi tàu của ga Việt Trì (Phú Thọ) chỉ có một nữ hành khách mua vé, tranh thủ nằm ngủ trên chiếc ghế sắt.
Bà Nguyễn Thị Bình, nhà ở trước cửa ga Việt Trì cho biết, khoảng 5-10 năm trước khi chưa có cao tốc Nội Bài – Lào Cai thì lượng hành khách đến ga này đi tàu về Hà Nội và lên Lào Cai khá đông, tuy nhiên đến nay “nhiều chuyến chỉ lác đác vài người, thậm chí có chuyến không thấy khách nào”.
Trong khuôn khổ dự án, ngoài hợp phần nâng cấp 173 km đường ray còn có hạng mục xây dựng 2 cầu mới, cải tạo 13 cầu khác bị tổn hại do chiến tranh, bị hao mòn và thay thế 38 cầu khác...  Theo kết luận của Thanh tra Bộ Giao thông, trong quá trình triển khai dự án đã có 7 đoàn đi đến nhà máy ở Pháp là không cần thiết, gây lãng phí hơn 3 tỷ đồng.
Trong khuôn khổ dự án, ngoài hợp phần nâng cấp 173 km đường ray còn có hạng mục xây dựng 2 cầu mới, cải tạo 13 cầu khác bị tổn hại do chiến tranh, bị hao mòn và thay thế 38 cầu khác…
Theo kết luận của Thanh tra Bộ Giao thông, trong quá trình triển khai dự án đã có 7 đoàn đi đến nhà máy ở Pháp là không cần thiết, gây lãng phí hơn 3 tỷ đồng.
Ông Phạm Văn Hùng Trưởng ga Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội cho biết, hàng ngày ở ga có 2 đôi tàu khách từ Yên Viên đi Lào Cai và một đôi đi Yên Bái; số lượng khách đạt khoảng 70% ghế ngồi.
Ông Phạm Văn Hùng Trưởng ga Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội cho biết, hàng ngày ở ga có 2 đôi tàu khách từ Yên Viên đi Lào Cai và một đôi đi Yên Bái; số lượng khách đạt khoảng 70% ghế ngồi.
Về số lượng tàu hàng, có 15 đôi tàu đi các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc, riêng lên Lào Cai số lượng ít hơn.   Trong khi đó, theo mục tiêu ban đầu, dự án đường sắt sau khi nâng cấp sẽ cho phép khai thác 23 đôi tàu/ngày đêm trên đoạn Việt Trì – Yên Bái, 33 đôi tàu/ngày đêm trên đoạn Yên Bái – Phố Lu, 17 đôi tàu/ngày đêm trên đoạn Phố Lu – Lào Cai và rút ngắn thời gian tàu chạy từ Hà Nội đi Lào Cai 40 phút. Căn cứ vào lịch trình thực tế cho thấy hiện tuyến đường sắt này chỉ đạt hơn nửa công suất kỳ vọng và khó đạt mục tiêu giảm thời gian chạy tàu.
Về số lượng tàu hàng, có 15 đôi tàu đi các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc, riêng lên Lào Cai số lượng ít hơn.
Trong khi đó, theo mục tiêu ban đầu, dự án đường sắt sau khi nâng cấp sẽ cho phép khai thác 23 đôi tàu/ngày đêm trên đoạn Việt Trì – Yên Bái, 33 đôi tàu/ngày đêm trên đoạn Yên Bái – Phố Lu, 17 đôi tàu/ngày đêm trên đoạn Phố Lu – Lào Cai và rút ngắn thời gian tàu chạy từ Hà Nội đi Lào Cai 40 phút. Căn cứ vào lịch trình thực tế cho thấy hiện tuyến đường sắt này chỉ đạt hơn nửa công suất kỳ vọng và khó đạt mục tiêu giảm thời gian chạy tàu.

Bá Đô – Giang Huy

Để lại một bình luận