Tây Ninh: Phát hiện giống mãng cầu lạ, trái bự, bán giá cao

Một cành của Ccây mãng cầu “tổ” của giống mãng cầu mới lạ trong vườn chị Hoà, xã Thạnh Tân, TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

So với mãng cầu thông thường, năng suất của cây mãng cầu lạ đạt gấp đôi, khoảng 5,5 tấn/ha. Với lợi thế có mẫu mã đẹp nên trái mãng cầu giống mới lạ này ở Tây Ninh được bán với giá cao và thu hút khách.

Mãng cầu là một trong những trái cây đặc sản của tỉnh Tây Ninh. Tháng 8.2011, Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho “mãng cầu Bà Đen Tây Ninh”.

Tây Ninh cũng là tỉnh có diện tích mãng cầu lớn nhất nước (tính đến tháng 6.2018, cả tỉnh có hơn 5.100 ha). Do vậy, thông tin về việc một hộ nông dân trồng mãng cầu ở xã Thạnh Tân (thành phố Tây Ninh) phát hiện ra giống mãng cầu lạ, quý hiếm, đậu trái to hơn giống mãng cầu thông thường, chất lượng rất ngon đang khiến các hộ dân trồng cây này tại khu vực núi Bà Đen phấn khởi.

Một cành của Ccây mãng cầu “tổ” của giống mãng cầu mới lạ trong vườn chị Hoà, xã Thạnh Tân, TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
Một cành của Ccây mãng cầu “tổ” của giống mãng cầu mới lạ trong vườn chị Hoà, xã Thạnh Tân, TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

Chị Hoà (ngụ ấp Thạnh Trung, xã Thạnh Tân) là người phát hiện ra giống mãng cầu mới lạ này cho biết, cách đây vài năm, vợ chồng chị mua cây mãng cầu giống về trồng trên diện tích khoảng 1 ha. Khi vườn mãng cầu cho trái, có một cây trổ bông với cánh thẳng chứ không xoăn như những cây còn lại. Trái trên cây này to và đẹp, có nhiều trái nặng hơn nửa ký.

Vô cùng mừng rỡ, vợ chồng chị Hoà lấy hạt ươm để nhân giống trồng trên diện tích đất gần 1 ha tại khu vực dưới chân núi Bà Đen. Vụ đầu tiên, dù mãng cầu cho sản lượng cao hơn so với giống khác nhưng màu trái chưa đẹp nên hai vợ chồng chị tìm cách chăm sóc để trái đẹp hơn.

So với mãng cầu thông thường, năng suất của cây mãng cầu này đạt gấp đôi, khoảng 5,5 tấn/ha. Với lợi thế có mẫu mã đẹp nên trái mãng cầu giống mới lạ được bán với giá cao và thu hút khách.

Chị Hoà chia sẻ, sau khi tình cờ phát hiện giống mãng cầu lạ, “quý hiếm” này, vợ chồng chị đã chia sẻ hạt giống cho một nông dân khác trồng trên diện tích hơn 2 ha.

Trong các giải pháp phát triển chuỗi giá trị cây mãng cầu của tỉnh Tây Ninh có đề ra việc nghiên cứu, tạo chọn giống mới để nâng cao chất lượng trái; tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm cây ăn trái của tỉnh…

Theo Thế Nhân (Báo Tây Ninh)

Để lại một bình luận